5 sai lầm lắp điều hòa Daikin sai kỹ thuật khiến máy nhanh hỏng
Điều hòa Daikin là một thiết bị điều hòa được đánh giá cao về độ bền, tuy vậy nếu thiết bị này được lắp đặt không đúng kỹ thuật sẽ khiến tuổi thọ máy giảm đi đáng kể. Sau đây là một số sai lầm khiến điều hòa mau hỏng do lắp đặt sai kỹ thuật.
>>> Đọc thêm 3 yếu tố chọn mua điều hòa Daikin người tiêu dùng cần quan tâm
1. Vật tư lắp đặt điều hòa không đảm bảo chất lượng
Thông thường vật tư lắp đặt chất lượng phải đảm theo hãng sản xuất điều hòa quy chuẩn (độ dày đường ống đồng, tiết diện lõi dây điện, cách nhiệt bảo ôn…).
Giá thành của vật tư chất lượng tốt chênh so với vật tư không đảm bảo là rất nhiều, vì vậy để có lợi nhuận nhiều hơn thợ lắp đặt sãn sàng mua những vật tư kém chất lượng để thay thế vào.
Thời gian đầu sau khi lắp đặt vật tư kém chất lượng sẽ không có sự cố gì xảy ra, sau khoảng 3 tháng tới 6 tháng máy điều hòa nhà bạn thường sẽ bị hết gas do thủng đường ống, không chạy do đứt dây điện, hoặc chảy nước vào trong nhà do bảo ôn không tốt…
2. Đường ống lắp điều hòa quá dài hoặc quá ngắn
+ Đường ống quá ngắn (dưới 3m): Khi lắp đặt điều hòa có chiều dài đường ống dưới 3 m sẽ khiến vòng tuần hoàn của môi chất lạnh (gas lạnh) đi qua máy nén qúa nhanh và gấp gáp, điều này là không tốt vi máy nén sẽ phải làm việc với một cường độ liên tục gây hiện tượng quá tải. Hiện tượng quá tải này được lập đi lập lại nhiều ngày sẽ dẫn tới chết máy nén điều hòa.
Trong quá trình sử dụng hằng ngày bạn cũng sẽ nhận thấy chiếc điều hòa nhà bạn thường xuyên bị dung, lắc hoặc có những tiếng rú, đây cũng là nguyên nhân do hiện tượng đường ống quá ngắn dẫn tới quá tải gây ra.
+ Đường ống quá dài (trên 7m): Khi lắp điều hòa có chiều dài đường ống quá dài vượt qua ngưỡng cho phép sẽ sẩy ra hiện tượng môi chất lạnh (gas lạnh) không kịp hồi về máy nén gây ra hiện tượng làm lạnh/sưởi ấm chậm hơn. Nếu đường ồng càng dài sẽ càng ảnh hưởng tới tốc độ làm lạnh/sưởi ấm của máy điều hòa.
Hiện tượng đường ống quá dài cũng sẽ gây nặng tải cho máy nén do lượng gas luân chuyển không kịp thời quay về để làm mát máy nén, như vậy máy nén sẽ thường xuyên bị nóng do quá tải, lâu ngày sẽ dẫn tới hiện tượng chết máy nén.
>>> Đọc thêm Sử dụng điều hòa mùa hè hay mùa đông tốn điện hơn
3. Lắp đặt dàn nóng điều hòa ngoài trời
Trên thực tế, rất nhiều gia đình phải lắp dàn nóng ngoài trời, khiến cho cục nóng bị dầm mưa, dãi nắng quanh năm. Đây là nguyên nhân chính khiến cho dàn nóng dễ hư và người dùng lại phải tốn chi phí sửa chữa, thậm chí là mua mới.
Mặc dù các hãng sản xuất liên tục tung ra các công nghệ cũng như thiết kế để giúp dàn nóng điều hòa chống chọi với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Tuy vậy, việc lắp đặt dàn nóng điều hòa mà không có mái che phơi mưa, nắng ngoài trời quanh năm là không nên.
4. Lắp dàn nóng điều hòa ở vị trí không thoát được hơi nóng phả ra
Một số gia đình đã chọn vi trí lắp điều hòa ở nơi không thể lưu thông gió được, lý do là vì người dùng cũng như một số thợ lắp điều hòa không nắm rõ kỹ thuật lắp đặt, điều này khiến gió nóng bị quẩn lại và không thể giải nhiệt được khi dàn nóng hoạt động.
Qua trình như vậy diễn ra thường xuyên không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả làm lạnh của máy điều hòa, mà còn gây hỏng máy nén sau một thời gian hoạt động.
5. Lắp điều hòa không hút chân không hệ thống
Không phân loại điều hòa inverter hay điều hòa thường, điều hòa sử dụng ga lanh ra sao? Công đoạn cần và không nên thiếu khi lắp đặt điều hòa đúng kỹ thuật là bắt buộc phải hút chân không hệ thống.
Hút chân không được hiểu là hút không khí có trong đường ống và các dàn lạnh, dàn nóng điều hòa. Trong không khí sẽ có một lượng hơi ẩm nhất định, nếu lượng hơi ẩm này không được hút sạch ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng làm lạnh và sưởi ấm của điều hòa.
Hệ thống ga lanh không được tuần hoàn thông suốt vì hơi ẩm trong không khí khi gặp lạnh sẽ đóng đá gây tắc đường ống, điều này khiến máy làm lạnh thiếu ổn định và mau hỏng động cơ.
>>> Xem thêm sản phẩm điều hòa Daikin được phân phối chính hãng